BIM 3D 4D 5D 6D 7D

Có thể bạn đã từng nghe tới BIM 3D, 4D hay 5D… Vậy nó là gì?
Có thể hiểu BIM x-D ở đây là mức độ ứng dụng của BIM vào công viêc. Mỗi một “chiều” được thêm vào thì mức độ ứng dụng của BIM model được đẩy lên cao hơn.

BIM 3D: COORDINATION

Về cơ bản, ta có thể hiểu BIM 3D giúp nghiên cứu, thực hiện bản vẽ ở mức độ chính xác hơn nhằm tránh những lỗi va chạm trong phần thiết kế chi tiết, từ đó rút ngắn thời gian thi công, giảm thiểu những chi phí phát sinh do sửa các lỗi này và cũng ghóp phần giúp cho hệ thống hoạt động ổn định hơn.


Trong thực tế, đặc biệt đối với các công trình tòa nhà dân dụng, có nhiều trường hợp do không có đủ không gian để đi nên nhà thầu phải đục xuyên dầm kết cấu để đi đường ống.
Và phổ biến nhất khi sửa lỗi va chạm là các đường ống thường được gắn thêm nhiều co cút để đi vòng qua vật cản gây ra nhiều trở lực hơn.


Sử dụng BIM 3D có thể hỗ trợ tìm kiếm các lỗi va chạm này bằng phần mềm, có thể giảm thiểu sai sót tới mức thấp nhất và thậm chí có thể là hoàn toàn không sai sót khi đưa ra thi công. Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm 3D trực quan sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với làm việc trên môi trường 2D nên thời gian tiêu tốn cho việc chuẩn bị các bản vẽ thi công được rút ngắn đi rất nhiều.

BIM 4D: SCHEDULING

Mô thình này được đưa thêm 1 chiều thời gian vào model 3D để nghiên cứu lên kế hoạch tiến độ cho việc thi công, phân bổ nguồn lực hợp lý. Theo thời gian người ta có thể thấy công trình thực tế được xây lên như thế nào so với công trình ảo. Có thể bạn sẽ nghĩ việc mô phỏng này chẳng qua chỉ nhìn cho vui mắt nhưng thực sự nó rất cần thiết. Người lên kế hoạch sẽ thấy được nên làm việc gì trước, việc gì nên làm sau.


Ví dụ:
Có nhiều trường hợp các căn phòng máy đã được xây xong phải đập bỏ tường vì thiết bị không thể mang vào (gây lãng phí nhân công và nguồn lực, một bức tường được xây lên rồi đập bỏ và tiếp tục phải xây lại hoặc phải mời chuyên gia xuống tháo tung thiết bị ra để vận chuyển vào và lắp ráp trở lại). Nếu như được mô phỏng rõ ràng thì những lãng phí như thế này sẽ được hạn chế rất nhiều.

BIM 5D: COST ESTIMATING.

BIM 5D được hiểu như sử dụng BIM Model để hỗ trợ bốc dự toán, các bạn có thể thấy được người ta sử dụng chữ ESTIMATE chứ không phải là báo ra chính xác. Ở đây bốc dự toán được gọi là Material Take Off chứ không phải BOQ.


Vậy thì giá trị của BIM 5D nằm ở đâu?
Thay vì bạn phải mở từng bản vẽ lên và thực hiện đo đạc cụ thể 1 cái ống dài bao nhiêu trên mặt bằng, ước lượng chiều cao ống để có được tổng chiều dài hay phải ngồi cẩn thận đếm từ cái co, cút đúng chủng loại….bạn có thể sử dụng các phần mềm BIM đưa ra dữ liệu mình cần thiết, việc còn lại chỉ là xử lý các dữ liệu đó để cho ra bảng bốc khối lượng BOQ. Giảm thiểu được rất nhiều thời gian và sai sót.

BIM 6D: SUITANABILITY

Mô hình BIM này liên quan tới một lĩnh vực gọi là BEM (Building Energy Modeling), người ta sẽ mô phỏng mức độ sử dụng hiệu quả năng lượng của công trình. Đưa ra những thông số để góp ý cho kiến trúc cũng như MEP thiết kế hệ thống hiệu quả năng lượng hơn, để tính toán mức độ hiệu quả kinh tế của hệ thống….


Ví dụ:
Đối với các công trình như văn phòng làm việc, trường học… Các bạn có thể thấy như hình bên cạnh:
Mặc dù là ban ngày, tuy nhiên đèn điện vẫn bật sáng để đảm bảo độ sáng cho tất cả mọi người làm việc thoải mái.
Nếu muốn giảm thiểu tải điện xuống, ta có thể mở thêm các ô cửa sổ hay skylight… để tận dụng thêm ánh sáng ban ngày. Tuy nhiên, nếu các ô cửa sổ được mở rộng lại gây ra ảnh hưởng tới hệ thống điều hòa không khí và có thể sẽ gây tiêu tốn năng lượng nhiều hơn.
Do đó, BEM modeler sẽ nghiên cứu điểm giao thoa và đưa ra cho kiến trúc nên mở cửa sổ bao nhiêu, loại kính gì để tận dụng tối đa ánh sáng nhằm giảm tải cho hệ thống chiếu sáng và cũng không làm ảnh hưởng quá nhiều tới hệ thống điều hòa không khí. Họ cũng sẽ đưa các thông số cần thiết cho các kỹ sư MEP thiết kế hệ thống của mình cho phù hợp, đảm bảo tổng năng lượng sử dụng của tòa nhà được sử dụng hợp lý, hiệu quả…

BIM 7D: FACILITY MANAGEMENT APPLICATION

BIM7D được hiểu như lưu trữ thông tin để thuận tiện cho việc vận hành, bảo trì và cũng như dùng để thiết kế mở rộng.


Các thiết bị được lắp đặt trong công trình đều có thông tin về giá cả, nhà cung cấp cũng như tuổi thọ và thời gian bảo trì, bảo hành....Do đó người vận hành dễ dàng biết thiết bị nào đã được lắp đặt bao lâu, tuổi thọ còn lại của nó là bao nhiêu cũng như dễ dàng tìm nhà cung cấp thay thế cho thiết bị tương tự khi nó đã hết hạn sử dụng và hư hỏng.
Đi qua các khái niệm của BIM từ 3D tới 6D có lẽ bạn cũng đã thấy những ưu điểm khi sử dụng BIM.
Và nếu như 1 công trình muốn sử dụng BIM trong việc thiết kế lại thì cần thiết phải có as built model.
Và thêm 1 lý do nữa là các bản vẽ hoàn công 2D thường không phải chính xác hoàn toàn nên gây nhiều khó khăn trong quá trình vận hành cũng như bảo dưỡng.

1 comment:

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé