BIM cho dự án thực tế
Một dự án sử dụng BIM làm sao? Hoạt động của nó như thế nào?
Dưới đây là mô hình mẫu về workflow của một dự án theo phương thức truyền thống và BIM:
Ở phương thức truyền thống, ta có thể thấy sự chồng chéo thông tin và do đó có thể gây ra những sai sót khi truyền đạt nhưng với workflow của BIM – về lý thuyết, tất cả các bên liên quan có thể làm việc chung trên một “central model”, và mỗi khi thông tin thay đổi nó có thể lập tức được update lên “central model” này để các bên khác có thể nắm bắt ngay lập tức, tránh sự trễ nãi thông tin và sai sót.
Theo mô hình lý thuyết này, một BIM Central Model sẽ được tạo ra và đặt vào một phù hợp với tất cả các bên liên quan.
Các bên liên quan này bao gồm: Client, Design Consultant, Contractor, Supplier…
Các đơn vị thiết kế (MEP,Architect, Structure hay Supplier) đều có những central model riêng dành cho đơn vị của mình và họ sẽ link những model của các đơn vị khác vào model của mình để lấy những thông tin cần thiết. Khi một đơn vị có hiệu chỉnh về thiết kế, những bên khác đều có thể lập tức cập nhật thay đổi đó. Nếu tất cả các bên liên quan này đều sử dụng thống nhất một phần mềm BIM thì sẽ càng thuận tiện cho quá trình trao đổi thông tin, tuy nhiên không nhất thiết bắt buộc vì các phần mềm BIM hiên nay hầu như đều có thể giao tiếp với nhau thông qua định dạng file có đuôi IFC.
Xét ở một mức độ hẹp hơn là trong nội bộ một công ty tư vấn thiết kế: các kỹ sư ở văn phòng tại thành phố A có thể vào xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận xét, yêu cầu sửa chữa trực tiếp trong model. Drafters ở những văn phòng các tại thành phố B, C… sẽ sữa chữa theo những gì kỹ sư đưa ra, sau đó kỹ sư sẽ vào và kiểm tra lại những sửa chữa đó và xác nhận những lỗi nào đã được sửa hoàn chỉnh, những lỗi nào vẫn cần tiếp tục sửa lại.
Ngoài ra, các đơn vị khác như tư vấn, chủ đầu tư hoặc nhà thầu có thể vào CDE này để lấy những thông tin, cập nhật những thay đổi cũng như đưa ra những phản hồi về sai sót và yêu cầu chỉnh sửa.
Sơ đồ phía trên là một biểu đồ về các cấp độ của BIM được phân chia theo chuẩn UK, và hiện tại rất ít dự án đạt tới level 3 ( đa số là công trình mẫu của các hãng phần mềm BIM). Phần lớn, các công ty tư vấn thiết kế, nhà thầu đang cố gắng đạt tới level 2).
Common Data Environment: có thể xem CDE như các cloud tương tự như như One Drive, Drop Box... Tuy nhiên, CDE được tạo ra để đặt BIM Central model vào đó, CDE yêu cầu tính ổn định và đường truyền cao hơn nhiều so với những cloud thông dụng. Nhờ có CDE mà các văn phòng ở những nơi khác nhau có thể cùng hoạt động trên một model, hoặc các công ty khác nhau có thể cùng hợp tác và làm việc trên cùng 1 Central model.
Model owner: là nhữn đơn vị tạo ra model, các đơn vị này thông thường là các bên thiết kế ( kiến trúc, kết cấu, MEP ) hoặc nhà cung cấp ( trong các dự án thiên về công nghệ )…
Post a Comment