Hệ thống MEP - Cơ Điện

Trong lịch sử phát triển của các công trình dân dụng, người thiết kế chính của các công trình được gọi là General Contractor (tổng công trình sư), người này sẽ thiết kế toàn bộ hệ thống kiến trúc và kết cấu, thông gió của công trình. Theo thời gian các công trình có xu hướng phát triển cao hơn, lớn hơn nên hệ thống kết cấu cũng như kiến trúc ngày càng phức tạp hơn nên từ đó kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu ra đời. 
Tuy nhiên, một đặc điểm chung của các công trình hoành tráng ngày xưa đều không được sử dụng để làm nơi ở thường ngày của con người. Ví dụ như các tòa tháp cao chỉ là nơi tham quan, để quan sát mọi vật từ trên cao, các công trình trên những diện tích rộng thường chỉ giới hạn chiều cao. 
Thử tưởng tượng bạn sống ở một căn hộ trên lầu 8 mà không có thang máy hoặc hệ thống cấp thoát nước trong nhà? Mỗi lần muốn nấu ăn phải xách nước từ lầu trệt, muốn tắm rửa vệ sinh phải xuống lầu trệt? Hay bước vào một căn hầm gửi xe không có hệ thống thông gió?
Từ những nhu cầu đó, hệ thống Building Services cho nhà cao tầng được ra đời. Có thể nói rằng không có Building Services sẽ không có các tòa cao ốc như hiện tại, vì con người sẽ thấy bất tiện hoặc thậm chí không thể sống trong môi trường đó.

Nếu nói chính xác thì Building Service sẽ bao gồm:
  • Building control systems.
  • Energy distribution.
  • Energy supply (gas, electricity and renewable sources such as solar, wind, geothermal and biomass).
  • Escalators and lifts.
  • Facade engineering (such as building shading requirements).
  • Fire safety, detection and protection.
  • Heating, ventilation and air conditioning (HVAC).
  • Information and communications technology (ICT) networks.
  • Lighting (natural and artificial).
  • Lightning protection.
  • Refrigeration.
  • Security and alarm systems.
  • Water, drainage and plumbing (including sustainable urban drainage systems.
  • Carbon emissions calculations and reduction.
Tuy nhiên hệ thống MEP về cơ bản đã bao gồm gần như đầy đủ các hệ thống trên. Do đó MEP cho nhà cao tầng có nhiều tên gọi khác nhau như: Building Services, M&E, MEPF…
  • Mechanical systems: bao gồm các hệ thống điều hòa không khí và thông gió. 
  • Electrical systems: bao gồm các hệ thống điện: hệ thống phân phối điện, chiếu sáng, data & điện thoại…
  • Plumbing systems: bao gồm các hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt. Thu gom và xử lý nước thải, nước mưa.
  • Fire Fighting systems: bao gồm các loại hệ thống chữa cháy: sprinkler tự động, bình chữa cháy…

Ví dụ về mẫu hệ thống Building Services trong không gian thông thường: 
Trong phần lớn các công trình dân dụng, vì tính thẩm mỹ nên các hệ thống MEP được che đậy lại, tuy nhiên các hệ thống này có mặt khắp nơi trong công trình. Nếu bước vào căn hầm gửi xe và ngước mắt nên nhìn trên trần nhà bạn sẽ thấy dày đặc các hệ thống đường ống, máng cáp…
Mỗi tòa nhà cao tầng đều cần một đội ngũ kỹ thuật để vận hành các hệ thống này.Không chỉ dừng lại ở các công trình dân dụng, các hệ thống Building service cũng vô cùng cần thiết cho các nhà máy. Ngoài các hệ thống Building Service cho các khu nhà thì các kỹ sư MEP có thể còn kiêm luôn thiết kế các hệ thống Utilities cho hệ thống Process.

No comments

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé