Kiểm tra và xử lý va chạm cho model Revit

COORDINATION

Sản phẩm của các kỹ sư là các bảng tính, sơ đồ nguyên lý thể hiện hệ thống hoạt động như thế nào và bản vẽ thiết kế.
Bản vẽ thiết kế sẽ mô tả vị trí đặt của các thiết bị (ví dụ như vị trí đặt đèn đã được mô phỏng và cần đặt đúng vị trí để đạt được mục tiêu thiết kế hoặc vị trí miệng gió đã được tính toán để phân bố lạnh đúng và đảm bảo kỹ thuật…), đường đi cơ bản của các tuyến ống…
Hệ thống MEP bao gồm rất nhiều đường ống, thang máng cáp cũng như thiết bị nhưng ở trong nhà cao tầng, MEP chỉ có một khoảng không gian chật hẹp phía trên trần giả nên để các bản vẽ có thể đưa ra thi công được người ta cần đặt cao độ của các thiết bị MEP vào không gian, xem tra thử hệ thống có thể thi công được hay không và tìm cách sửa các lỗi đó. Quy trình này được gọi là làm shopdrawing.
Việc làm shopdrawing trên các phần mềm CAD 2D thực sự khó khăn và tốn kém thời gian. Bạn phải tự hình dung các đường ống đi trong không gian như thế nào nó có đâm xuyên hệ thống dầm đà của kết cấu hay không, nếu có những đường ống khác cắt ngang thì các ống có va chạm nhau hay không… Do đó, các công trình thường hay bị vướng nhiều sai sót.
Việc sử dụng BIM để hỗ sửa cái sai sót va chạm đó được gọi là coordination. Quy trình thực hiện này sẽ do một người được gọi là BIM Coordinator điều phối. BIM Coordinator sẽ quản lý các model và quyết định những gì sẽ được vẽ như thế nào ở mỗi giai đoạn thiết kế. Coordinator kiểm soát các lỗi này từ giai đoạn ban đầu của thiết kế, hạn chế để phát sinh nhiều lỗi và phối hợp các Drafter sửa lỗi một cách hợp lý.
Coordinator sẽ điều phối nguồn thông tin trao đổi giữa các modeler, giữa nhóm modeler với engineer và giữa bộ phận MEP với các bộ phận Arch, Struc và với các bên khác. Giảm thiểu lỗi phát sinh cũng như giảm thời gian cho việc phối hợp bản vẽ.
Trên lý thuyết, khi áp dụng BIM thì các bản vẽ hoàn toàn có thể mang ra thi công mà không cần phải shopdrawing lại.
Nhưng trên thực tế thì rất ít công trình đạt tới mức đó, lý do có thể do chủ đầu tư không hiểu rõ hết các ích lợi mà BIM mang lại nên không muốn bỏ thêm tiền cho bên thiết kế làm shopdrawing vì nếu để cho các thầu phụ thi công làm shopdrawing thì chủ đầu tư/tổng thầu không phải trả tiền cho chi phí làm bản vẽ. Và mặc dù họ không cần phải trả phí bản vẽ nhưng thay vào đó họ phải tốn thời gian và lãng phí tiền bạc để sửa chữa những sai sót đó.

KIỂM TRA VA CHẠM BẰNG PHẦN MỀM

Quá trình tìm kiếm những lỗi va chạm được thực hiện bằng các phần mềm như:
Revit: bản thân revit cũng có thể thực hiện kiểm tra va chạm cấn vướng giữa các đối tượng với nhau. Sau đó, revit xuất ra một bảng kết quả chính xác các vị trí cấn vướng, từ đó modeler có thể dễ dàng tìm tới vị trí bị sai và sửa chữa.
Navisworks: bản thân naviswork không phải là một phần mềm vẽ, chức năng của naviswork chủ yếu là dùng để mô phỏng quá trình thi công 4D, bốc dự toán và kiểm tra va chạm của model. Sau khi chạy clash test, naviswork có thể xuất ra bảng excel chụp hình các lỗi va chạm.
Ngoài ra còn khá nhiều công cụ khác có thể sử dụng để kiểm tra va chạm, và ngoài naviswork thì còn có một số công cụ nổi tiếng khác như Solibri, BÍMSign…

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VA CHẠM VỚI REVIT

No comments

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé