Làm chủ workset trong Revit - Phần 3

Khi làm việc trên workset trên Revit sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh tùy theo cách set-up của mỗi dự án. Những lỗi xảy ra có thể lớn hoặc nhỏ, trong bài viết này mình chỉ đưa ra 2 lỗi lớn mà hầu như bất cứ dự án nào cũng mắc phải. 


LỖI “DÍNH QUYỀN” 

Dính quyền là gì? 

Khi nhiều người cùng làm việc trên một model thì xác suất để 2 hay nhiều người cùng lựa chọn và chỉnh sửa cùng một đối tượng là rất lớn. 

Ví dụ: 
Có một chiếc quạt F-1 trong model. 
Người A muốn xoá cái quạt này trong khi người B muốn nâng cái quạt lên cao, còn người C muốn hạ nó xuống thấp. 
Và khi trường hợp này xảy ra, Revit không thể thoả mãn đồng thời yêu cầu khác nhau của nhiều người cho một đối tượng. 
=>Trường hợp này sẽ xảy ra lỗi dính quyền. 

Revit sẽ phân quyền ưu tiên sở hữu và chỉnh sửa đối lượng cho các user. Khi làm việc trên workset, bạn chỉ chỉnh sửa được các đối tượng mình “sở hữu”, muốn chỉnh sửa những đối tượng mình không sở hữu bạn phải yêu cầu người đang sở hữu “nhả quyền” để mình có thể làm việc với đối tượng đó. 
Khi xảy ra dính quyền thì model của người tạo ra lỗi này sẽ bị đóng băng và không thể tiếp tục làm việc được. Để tiếp tục làm việc được họ cần gửi một thông điệp tới người đang sở hữu đối tượng nhả quyền và sync lại model. Người bị dính quyền cũng sẽ sync lại model sau khi người làm chung của mình đã thực hiện các thao tác trên. 
Lỗi dính quyền gây ra lãng phí rất nhiều thời gian chờ đội là sync model. Đặc biệt đối với những model lớn, thời gian sync model sẽ càng lâu. 

Ví dụ: 
Mỗi lần sync model mất 5p nhưng một ngày làm việc xảy ra dính quyền tới 20 lần. Chúng ta sẽ tốn gần 3 tiếng rưỡi cho thời gian sync chưa kể những khoảng thời gian chờ đợi giữa các lần sync trên các máy khác nhau. 
Tùy vào model như thế nào mà thời gian sync sẽ khác nhau, có trường hợp mỗi lần sync mất cả 15-30p. 

Lỗi dính quyền xảy ra lỗi chính ở người set up dự án không hợp lý. Tiếp theo là sự phân chia công việc không rõ ràng, revit template không tốt và cuối cùng là do người làm việc không thực hiện theo drafting guide của coordinator đã hướng dẫn. 

LỖI VẼ SAI WORKSET 

Khi Coordinator/Drafter xem workset là một công cụ để quản lý hiển thị, số lượng workset được chia ra quá nhiều thì lỗi vẽ sai workset là gần như không thể tránh khỏi. 
Vẽ sai workset thì ảnh hưởng gì? Cùng xem xét ví dụ bên dưới nhé: 


Ví dụ: 
Trong bản vẽ hệ thống ống gió bỗng dưng bạn thấy có một miệng gió nằm lơ lửng chưa được kết nối vào ống gió trong khi tất cả các miệng gió xung quanh đều đã kết nối 
=> bạn lập tức vẽ ống mềm để kết nối cho miệng gió này thì Revit báo lỗi và không cho vẽ. 
=> Bạn kiểm tra lại trên 3D thì lại thấy ống mềm đã vẽ rồi nhưng lại không chịu hiển thị trên bản vẽ. 
=> Bạn đã vẽ ống mềm ở một workset đang bị set là invisible (ví dụ như workset của hệ điện). 

Khi đối tượng vẽ sai workset nó sẽ không hiển thi lên đúng bản vẽ theo ý muốn của người vẽ. Để sửa lỗi này thì rất dễ, bạn chỉ cần chọn đối tượng đang bị sai và đưa nó về đúng workset là được. 


Trong ví dụ trên, bạn chỉ cần click chọn vào đoạn ống mềm bị vẽ sai và tìm đến dòng workset trong thanh properties để chuyển nó về đúng workset thì đoạn ống này sẽ hiển thị lên trong bản vẽ ống gió. 


Nhưng vấn đề chính là để phát hiện các lỗi này lại rất khó và hầu như phải là người kiểm tra bản vẽ bằng mắt để phát hiện. 
Thực ra ta cũng có thể sử dụng Dynamo để tạo ra các quy tắc đưa các vật thể về đúng workset một cách tự động. Cách làm này phù hợp với kiến trúc và kết cấu nhiều hơn nhưng với hệ thống MEP cách làm này không giải quyết triệt để mà vẫn cần người phải tham gia kiểm tra.


KẾT LUẬN

Workset là một chức năng rất tuyệt vời trong Revit, sử dụng đúng cách nó mang lại hiệu quả cho dự án nhưng nếu sử dụng sai. Các lỗi phát sinh trên workset sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc. Cần thận trong trong việc tạo và quản lý workset, BIM coordinator cần là người có kinh nghiệm đủ để tạo và quản lý workset một cách hợp lý.

No comments

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé