10 mẹo hữu ích khi sử dụng Revit MEP - Phần 2
1. Sử dụng Viewcube
Viewcube là một công cụ đặc biệt và cũng là đặc trưng của các phần mềm AutoDesk. Viewcube là một khối lập phương có 6 mặt dùng để xem nhanh các view chuẩn của model: các mặt bằng, mặt đứng và isometric view.
Tuy nhiên chức năng của view cube trong revit còn nhiều hơn thế bằng lệnh Orient to view:
- Tạo view 3D của một tầng: sử dụng Orient to View ⇒ Floor Plans ⇒ Chọn tầng muốn thể hiện. Revit sẽ tự tạo mới một view 3D chỉ chứa tầng mà bạn chọn.
- Tạo view 3D của một khu vực bất kỳ: khi tạo một mặt cắt bạn cần điều chỉnh view depth của mặt cắt và đồng thời là độ rộng của mặt cắt, tất cả những thông số đó tạo thành 1 section vô hình. Bằng cách sử dụng lệnh Orient to View ⇒ Floor Plans ⇒ Chọn tên mặt cắt: bạn sẽ tạo ra một 3D view chỉ bao gồm section box của mặt cắt bạn vừa chọn.
2. Sử dụng phím +/-
Khi làm việc với Revit và đặc biệt là với Project browser, bạn thường có những danh sách dài. Thao tác bấm expand hoặc collapse khá tốn thời gian vì ký hiệu thực hiện lệnh khá nhỏ.
Bạn hoàn toàn có thể thực hiện thao tác này từ bàn phím với nút “+” để expand và “-” để collapse.
3. Đưa view vào sheet:
Thao tác chuẩn là chọn lệnh add view từ thanh Ribbon hoặc click chuột phải vào sheet. Tuy nhiên bạn không cần làm các thao tác rườm rà này, chỉ cần thực hiện thao tác kéo view và thả vào sheet cần trình bày ngay trên thanh project browser là xong.4. Quay/Flip vật thể
Một số family như đèn, miệng gió...sau khi đặt vào mặt bằng lại cần xoay hoặc flip cho đúng vị trí. Thay vì sử dụng các câu lệnh Modify trên thanh Ribbon hãy thử dùng trực tiếp phím khoảng trắng nhé.
5. Tạo một view phụ mà không cần duplicate view trên project browser.
Đôi khi bạn phải làm việc với nhiều view cùng một lúc và việc chuyển đổi giữa các view khá là khó chịu. Do đó bạn dùng lệnh WT để hiển thị multi-view cùng một lúc.Nhưng sử dụng WT sẽ khiến cho cửa sổ làm việc nhỏ đi và gây khó khăn??
Hãy thử click vào view mình đang muốn làm việc và sử dụng lệnh Replicate, một cửa số làm việc mới sẽ hiện ra với kích thước lớn hơn để bạn làm việc dễ dàng mà không làm ảnh hưởng gì tới các view trong Project browser.
6. Xóa bớt đối tượng trong link cad
Sau khi đã link auto cad vào để làm việc, nhưng file cad này lại có những chi tiết thừa làm rối mắt, bạn muốn tắt hoặc xóa đi những chi tiết này?
Cách thứ nhất: sử dụng lệnh Visibility/graphic và tắt layer cad. Nhưng sử dụng cách này ta sẽ tắt hàng loạt vật thể có cùng layer.
Cách thứ 2: click chọn vào link cad đó và sử dụng lệnh Query vừa xuất hiện trên thanh Ribbon. Click chọn vào vật thể bất kỳ của link cad đó, một bảng chọn sẽ xuất hiện và hỏi bạn muốn ẩn hay xóa vật thể đó.
Note: việc xóa trong Revit như thế này không ảnh hưởng gì tới file cad.
7. Bắt điểm trong Revit?
Bạn có thể sử dụng lệnh Snaps để tùy chỉnh cách bắt điểm trong Revit tương tự như Auto CAD.
Trong quá trình thực hiện, đôi khi con trỏ không tự bắt đúng đối tượng (vd: do có nhiều đối tượng chồng lên nhau…) hãy thử dùng phím tab nhé.
Thêm 1 mẹo nữa: đôi khi đường ống, ống gió bị mất center line nên bạn không thể chọn được, hãy chỉnh hiển thị về wideframe nhé.
8. View Range:
Lệnh View Range trong Revit là một khái niệm tương đối phức tạp đối với người mới sử dụng revit. Tùy chỉnh View Range không đúng sẽ khiến cho bản vẽ 2D không hiển thị đúng ý đồ của mình.
Trong Revit có 2 loại mặt bằng chính là Floor Plan (mặt bằng) và Reflected Ceiling Plan (mặt bằng trần nhà). Và tương ứng với 2 loại mặt bằng là 2 loại view range khác nhau.
Floor Plan là mặt bằng được nhìn từ trên xuống còn Reflected Ceiling Plan trong Revit được hiểu là mặt bằng được tạo ra khi chúng ta đứng từ trên nền nhà và nhìn lên trần.
Do đó view range đối với từng loại mặt bằng này cũng khác nhau. Revit MEP không quan tâm tới mặt bằng trần (là loại mặt bằng trần do lệnh RCP Revit tạo ra, bản vẽ mặt bằng trần của hệ MEP sẽ được trình bày khác và không sử dụng lệnh này) nên mình chỉ nói về view range cho Floor Plan:
Trong hình trên, những vật thể nằm trong Primary Range sẽ được thể hiện bằng nét thường còn nằm trong View Depth sẽ được thể hiện bằng nét đứt.
Cut Plane thường được set là 1200 để đi cắt ngang qua cửa, cửa sổ để thể hiện vị trí của các vật thể đó trên tường.
9. Bản vẽ mặt bằng trần cho hệ MEP?
Mặc dù Revit có chức năng tạo mặt bằng trần nhưng riêng đối với hệ MEP, chúng ta không trình bày hệ thống trực tiếp trên mặt bằng trần này.
Muốn thể hiện các bản vẽ mặt bằng trần ta phải chồng 2 views lên nhau trên cùng 1 sheet: view thứ nhất là mặt bằng trần chỉ thể hiện kiến trúc và view còn lại là chỉ thể hiện MEP không có kiến trúc.
10. Nhập thông số bằng phép tính
Bạn muốn nhập một thông số vào cho family nhưng vẫn phải cầm máy tính để thực hiên? Với những phép tính đơn giản thì không cần bạn nhé. Hãy nhập trực tiếp phép tính đó vào và chú ý phải có đấu “=” trước khi nhập số.
Ví dụ:
5 miệng gió có tổng lưu lượng là 1368l/s. Bạn phải nhập lưu lượng cho từng miệng? Không cần máy tính đâu, quét chọn 5 miệng gió và chỉ cần nhập trực tiếp vào ô lưu lượng của miệng gió như sau: “=1368/5” , revit sẽ tự tính ra kết quả cho bạn.
Post a Comment