Làm chủ model Revit - Học Revit cơ bản - Bài 3
Tất cả các thao tác cơ bản trên Revit đều không khác mấy so với trên Auto CAD, nếu bạn đã từng sử dụng revit thì có thể sẽ có một chút bỡ ngỡ với công cụ này nhưng sẽ rất nhanh chóng quen thuộc. Trong phần này sẽ hướng dẫn tới các bạn những thao tác, những lệnh cơ bản nhất cho người mới học có thể bắt đầu làm quen với Revit:
CÁC THAO TÁC LÀM CHỦ MODEL:
Đầu tiên, trước khi đi vào thực hiện các thao các phức tạp hơn thì các bạn cần phải làm chủ được model Revit của mình. Ngoài ra thì không phải ai cũng sử dụng Revit để vẽ, với các Senior Engineer hoặc MEP Manager... thì họ chỉ cần biết cách mở model và thực hiện các thao tác để kiểm tra bản vẽ là đủ:
Mở một Revit Model:
- Cách 1: click trực tiếp file Revit từ thư mục window. Cách này chỉ áp dụng với LOCAL FILE.
- Cách 2: click vào các dự án nằm trong phần Recent file.
- Cách 3: là cách nên được sử dụng mỗi khi mở model: sử dụng lệnh open.
- Nếu Model là một Local File: chúng ta chỉ mở lên bình thường.
- Nếu Model là một Central File: có 2 tùy chọn đển mở là Detach và Create New Local
- Tùy chọn Detach dùng để mở model khi mình không có nhu cầu làm việc nhưng muốn mở model lên để xem và kiểm tra...
- Tùy chọn Create new local dùng để mở file làm việc.
Ở đây ta hiểu cơ bản về 2 loại file Revit như sau:
- File local: chỉ làm việc được 1 người trên dự án đó.
- File Central: dùng để nhiều người cùng làm việc.
Các thao tác chuột:
- Zoom: để thực hiện thao tác này bạn chỉ cần xoay con lăn của chuột, bản vẽ sẽ được zoom in hoặc out tùy theo chiều quay.
- Pan: cũng tương tự như Auto CAD, bạn nhấn và giữ con lăn của chuột thì bàn tay “PAN” sẽ hiện ra và cứ giữ như vậy trong lúc di chuyển chuột.
- Xoay vật thế trong view 3D: để xoay bạn cần nhấn giữ phím SHIFT và đồng thời thực hiện thao tác PAN, nhưng lúc này thay vì di chuyển bản vẽ thì model sẽ xoay.
- Chọn vật thể:
- Bạn có thể click chuột trái vào vật thể để chọn, nếu muốn chọn thêm vật thể khác thì cần nhấn giữ phím Ctrl và tiếp tục click vào vật thể, nếu muốn bỏ chọn vật thể thì nhấn giữ phím Shift và click chọn vật cần bỏ ra.
- Ngoài ra bạn có thể thực hiện thao tác nhấn giữ chuột trái và di chuyển chuột để tạo thành một vùng chọn. Nếu quét từ trái sang phải thì tất cả các vật thể nằm trong vùng chọn sẽ được chọn. Nếu quét từ phải sang trái thì tất cả các vật thể có môt phần dính trong vùng chọn sẽ được chọn.
- Bạn có thể để con trỏ của mình vào vị trí của vật thể (không click chọn) rồi nhấn phím TAB. Tùy theo các bạn nhấn phím TAB 1, 2 hoặc 3 lần mà Revit sẽ chọn ít hay nhiều vật thể, cuối cùng thì click chuột để chọn. Và bằng cách này bạn cũng có thể kiểm tra được các vật thể trong Revit có được kết nối hay không.
Tạo mặt cắt và 3D:
Để tạo mặt cắt ta dùng lệnh Section có sẵn trên quick tools bar hoặc và TAB VIEW trên thanh Ribbon.
- Mặt cắt sẽ được nhìn từ hướng khác nhau nếu vẽ từ trái qua phải hoặc ngược lại. Muốn thay đổi view nhìn thì click chọn mặt cắt và dùng lệnh flip section (như trong video có hướng dẫn).
- Sau khi tạo mặt cắt cần tùy chỉnh độ xa gần của mặt cắt để có được bản vẽ mặt cắt như ý.
- Double click vào đầu biểu tượng mặt cắt hoặc nhấn chuột phải và chọn go to view để vào xem mặt cắt
Để tạo 3D view cho một khu vực nào đó:
- Click chọn những vật thể nằm trong khung view cần mở 3D.
- Dùng lệnh Section Box để tạo 3D view (hoặc dùng lệnh tắt là BX, chý ý là lệnh section box này từ phiên bản Revit 2016 mới có).
Một số kỹ năng khác:
Nhìn vào thanh Properties => discipline=> xổ xuống ta sẽ có các tùy chọn Achitecture, Structure, Electrical, Plumbing, Mechanical và Coordinate. Tùy theo discipline nào được chọn mà các vật thể của hệ đó được ưu tiên hiển thị còn những hệ khác sẽ bị mờ đi.
Nếu các bạn lỡ tay tắt mất Project Browser hoặc thanh Properties thì có thể click chuột phải và mở lại. Ngoài ra có thể dùng lệnh trên thanh Ribbon để mở lại.
Post a Comment