Sử dụng Revit MEP để tính toán thiết kế

Không giống như các phần mềm 3D , phần mềm BIM khác. Các phần mềm này thường chỉ hỗ trợ nhiều cho mảng thực hiện bản vẽ, xử lý va chạm…(Cad 3D plant, PDMS…) hoặc chỉ hỗ trợ mạnh mẽ cho công việc tính toán (4MSA, IES VE…).
Revit MEP không chỉ hỗ trợ cực kỳ mạnh mẽ cho công việc drafting (dựng model 3D), kiểm tra và xử lý va chạm, hỗ trợ MTO bóc tách khối lượng… mà Revit MEP còn hỗ trợ cực kỳ mạnh mẽ cho công việc tính toán thiết kế.

SỬ DỤNG REVIT ĐỂ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MEP:

Tính toán thiết kế hệ thống ống gió:

Phương pháp tính toán của Revit hoàn toàn đáng tin cậy do Revit sử dụng phương pháp tính toán của ashrae để tính toán sizing kích thước ống gió. Revit cũng sử dụng dữ liệu duct fitting data base của ashrae để tính toán tổn thất áp suất trên đường ống cũng như qua các fitting. 
Bản thân revit cũng có thể tự động nhận diện được nhánh ống có tổn thất lớn nhất và tính toán tổn thất trên đoạn đường ống này để hỗ trợ tính toán chọn quạt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Revit để tự động kiểm tra thiết kế của mình hoặc người khác để tìm ra những chỗ bất hợp lý như: vận tốc quá lớn, tổn thất áp quá cao…từ đó điều chỉnh lại thiết kế cho hợp lý.

Tính toán thiết kế hệ thống đường ống:

Một đường ống được vẽ ra trong Revit không chỉ chứa các thông số liên quan tới hình học. Nó còn bao gồm ống đang được sử dụng thuộc tiêu chuẩn nào, đường ống đó chứa môi chất gì.
Tiêu chuẩn đường ống trong Revit quy định về:
  • Loại vật liệu (bao gồm cả các thông số vật lý, truyền nhiệt…của vật liệu đó).
  • Kích thước đường ống (tùy theo chuẩn ống mà ứng với DN bao nhiêu sẽ có ID và OD bao nhiêu).
  • Thông số về độ nhám bề mặt của thành ống.
Mỗi loại môi chất trong Revit sẽ chứa ít nhất các thông tin như độ nhớt, khối lượng riêng của môi chất đó ở các nhiệt độ khác nhau.
Từ đó, Revit sử dụng công thức để tính toán vận tốc môi chất trong ống, Reynolds, tổn thất áp suất…
Khi vẽ ra một hệ thống đường ống, Revit cũng có khả năng tự nhận diện ra được tuyến ống chính có tổn thất lớn nhất và xuất ra bảng tính toán để hỗ trợ tính chọn bơm.
Mình đang áp dụng Revit để hỗ trợ thiết kế các hệ thống đường ống Chilled water, Domestic Water, Storm Water và Compresed Air....
Cũng như đối với hệ thống ống gió, Revit cũng có chức năng kiểm tra thiết kế tự động. Nhờ đó, người dùng có thể kiểm tra được thiết kế của mình hoặc của người khác có những điểm chưa hợp lý nào và tiến hành điều chỉnh.

Tính toán tải lạnh hệ thống HVAC:

Kết quả tính toán tải nhiệt của Revit được bộ năng lượng Hoa Kỳ công nhận chính xác.
Tuy nhiên, Revit có thiên hướng về mô phỏng năng lượng nhiều hơn nên mặc dù có thể tính toán tải lạnh nhưng Revit lại không dùng để thiết kế hệ thống HVAC được. Revit có thể kết hợp với Greenbuilding Studio, Radian… để tính toán mô phỏng năng lượng cho các công trình yêu cầu leed.

Thống kê tải và tính toán tủ điện:

Công việc tính toán tải cho tủ điện phần lớn mang tính thống kê, và việc sử dụng Electrical Schedule sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các kỹ sư điện.
Revit hỗ trợ khá nhiều cho hệ thống điện: tính toán dòng, sizing kích thước dây dẫn và cũng có thể tính toán sụt áp trên đường dây. Dĩ nhiên, cũng như hệ thống ống gió và ống nước, revit chỉ hỗ trợ việc tính toán sụt áp chứ không hoàn toàn thực hiện được một cách tự động.
Tương tự như Electrical Schedule, sử dụng bảng tính schedule của Revit cũng có thể hỗ trợ cho các công việc tính toán khác của kỹ sư như: tính toán thông gió, tính toán và bố trí đèn…

CÁC ADD-IN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRÊN REVIT:

Ngoài những công cụ tính toán được chính Autodesk đưa vào phần mềm, Revit còn sử dụng cả một kho các ứng dụng (plug in, add on…) được các hãng khác tạo ra. Và rất nhiều công cụ chuyên được tạo ra chỉ để phục vụ cho công việc của các kỹ sư: 
  • Lighting Analysis, Elum tools (mô phỏng và thiết kế hệ thống chiếu sáng)
  • HVAC Solution.
  • HydraCALC (tính toán và thiết kế hệ thống chữa cháy)…
Sử dụng các công cụ này, ta có thể thực hiện tính toán,thiết kế và mô phỏng trực tiếp trên Revit, đồng thời xuất ra các bảng tính. Và điều đặc biệt là bảng tính này được các tổ chức lớn trên thế giới công nhận. Trong những bài viết tiếp theo, mình sẽ giới thiệu kỹ hơn về các phần mềm này.

KẾT LUẬN:

Mặc dù Revit có hỗ trợ khá nhiều công cụ tính toán nhưng phần lớn mới dừng lại ở 2 chữ hỗ trợ. 
Chỉ có một số ít công việc đơn giản có thể sử dụng Revit để thay thế các phần mềm khác để thực hiện tính toán. Và ngay cả với những công cụ này cũng cần những cài đặt chuyên sâu mới có thể thực hiện tính toán chính xác.
Với các công việc phức tạp cần thêm các công cụ bên ngoài như các bảng tính excel hoặc các plug-in, add-in… để hoàn thành công việc tính toán và thiết kế.

P/SNhớ Share hoặc G+ bài viết này ủng hộ mình nhé. 
Mình sẽ tổ chức offline trao đồi, hướng dẫn các nội dung này nếu có nhưng bạn quan tâm, comment bên dưới nếu có ý kiến nhé.

No comments

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé