Hướng dẫn tạo family cơ bản - P2

Trong bài hướng dẫn lần trước, mình đã hướng dẫn mọi người cách tạo ra một family cơ bản và “tĩnh”. Nhưng nếu nhìn vào trong catalogue của thiết bị ta có thể nhìn thấy nhiều thiết bị có hình dáng khác nhau nhưng chỉ khác nhau một chút về kích thước.
Với Auto CAD: bạn phải tạo ra hàng loạt các block khác nhau cho mỗi thiết bị đó nhưng với Revit, bạn chỉ cần tạo 1 một family duy nhất và sau đó thay đổi kích thước của family ban đầu để có được bất kỳ thiết bị nào trong catalog của thiết bị đó. Và để làm được như vậy, family Revit cần phải chứa những Parameter tương ứng để có thể thay đổi được.
Để dễ hiểu hơn, ta sẽ nhìn vào ví dụ bên dưới:

VÍ DỤ VỀ PARAMETER

Trong hình, ta có một trang trong catalog thiết bị bao gồm hình ảnh và một bảng dữ liệu.
Các hình ảnh mô tả thiết bị đều được đo kích thước nhưng những giá trị lại được thể hiện bằng các chữ cái như: A, B, C, D, E, F, G, J.
Trong bảng dữ liệu bên trên ta có tới 21 model khác nhau của thiết bị, và ứng với mỗi model ta sẽ có những giá trị khách nhau tương ứng cho các kích thước A, B, C, D, E, F, G, J trong hình.
Và do tất cả những parameter này đều có đơn vị độ dài nên cần phải được tạo ra đúng type là Length. Để hiểu thêm về parameter các bạn có thể tham khảo lại bài đọc sau: Parameter

THAO TÁC TẠO FAMILY VÀ GÁN PARAMETER:

Phân tích và gán các Parameter cần thiết

Quay lại bài hướng dẫn tuần trước thì Family của quạt được chia làm 4 khối trụ cơ bản:

  • 2 khối trụ dùng làm mặt bích
  • 1 khối trụ dùng làm thân quạt
  • 1 khối trụ rỗng để tạo lỗ rỗng xuyên qua thân quạt.

Khi áp dụng các hình khối này vào hình ảnh catalog phía trên ta sẽ có:

  • 2 khối trụ mặt bích có đường kính là C, trong catalog không thể hiện chiều dày nên tự cho một giá trị (trong bài hướng dẫn trước mình tự cho giá trị là 10mm)
  • 1 khối trụ dùng làm thân quạt có đường kính là A và chiều cao là D.
  • Trong catalog không đề cập tới thân quạt có độ dày bao nhiêu nên trong bài hướng dẫn này tạm thời mình sẽ bỏ qua khối trụ rỗng này.

Mặc dù trong hình ảnh phía trên có thêm các móc treo, đế quạt nhưng tạm thời ta bỏ qua những chi tiêt phụ này để tập trung vào phần thân quạt. Và nếu như phân tích đúng, những hình khối cơ bản của cái quạt trong family phía trên sẽ bao gồm:

Thao tác gán Parameter trên Revit:

Gán parameter cho mặt bích:

Như đã xác định ở phía trên, mặt bích chỉ có 1 parameter thể hiện đường kính là C.

  • Đầu tiên, dùng lệnh Extrusion để vẽ một đường tròn. Dùng lệnh Diameter Dimension (trong tab Annotation trên thanh Ribbon) để đo đường kính, thay giá trị số của phép đo thành parameter tên C.
  • Chỉnh giá trị extrude của đường tròn lên 10mm và nhấn ok để tạo hình trụ mặt bích.

Gán parameter cho thân quạt:

Như đã xác định ở trên, thân quạt bao gồm 2 parameter: A là đường kính quạt còn D là chiều dài quạt.

  • Đầu tiên, dùng lệnh Extrusion để vẽ một đường tròn. Dùng lệnh Diameter Dimension để đo đường kính và gán cho phép đo một parameter là A.
  • Chỉnh giá trị extrude trong khung properties là 500 rồi nhấn ok. Chuyển qua mặt đứng, thực hiện phép đo chiều cao của hình trụ vừa tạo bằng lệnh Aligned Dimension (trong tab Annotation). Gán cho giá trị phép đo parameter D.

Copy mặt bích:

Từ mặt đứng, dùng lệnh copy để tạo ra mặt bích thứ 2 và đưa nó về đúng vị trí. Chiều cao của mặt bích không thay đổi nên ta có thể thực hiện phép đo và khóa giá trị này lại để đảm bao mặt bích luôn luôn có chiều dày là 10mm.

Tạo connector:

Chuyển sang 3D view để gắn connector cho 2 đầu quạt như trong bài hướng dẫn trước.
Sau khi đã có 2 connector hình tròn. Lần lượt gán parameter cho từng connector bằng cách click chọn vào hình tròn biểu tượng connector bạn sẽ thấy có một dấu “+”, hãy click vào đó. Một cửa sổ mới hiện ra các giá trị Parameter bạn đã tạo, chọn parameter A và nhấn ok. Như vậy, khi khích thước quạt thay đổi thì kích thước ống gió nối với quạt cũng sẽ tự động thay đổi theo bằng với giá trị đó.


VIDEO HƯỚNG DẪN:

Các bước thực hiện đã được trình bày ở trên nhưng thao tác cụ thể trên Revit sẽ có một chút phức tạp hơn. Trong video hướng dẫn mình sử dụng Revit 2018, ở bản revit này thì các thao tác và vị trí nút lệnh sẽ có một chút thay đổi khác hơn so với các bản Revit trước đó.

KẾT LUẬN:

Sau khi đưa family vào dự án, muốn tạo ra bất kỳ model nào trong catalog bạn chỉ cần click chọn vào edit type của family và thay đổi các thông số như trong bảng. Revit family sẽ tự động thay đổi kích thước theo ý muốn của người dung.
Để tạo được nhiều model khác nhau trong family đã tạo thì cần phải duplicate family trước khi chỉnh các thông số kích thước.
Ta có thể linh hoạt đặt tên cho các Parameter thay vì sử dụng A, C, D như trong ví dụ trên để thuận tiện cho việc nhận biết như: 
  • A : “đường kính quạt”
  • C: “đường kính mặt bích”
  • D: “chiều dài quạt”.

Về cơ bản, family vừa tạo đã đáp ứng đầy đủ được yêu cầu công việc, trong bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn thêm một số thao tác nâng cao để hoàn thiện family này.
Các bạn có thể download family mẫu trong bài hướng dẫn trên tại đây:


1 comment:

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé