Hướng dẫn tạo family cơ bản -P3

Trong hệ thống MEP, về mặt hình học thì family chỉ cần đáp ứng đủ một số yêu cầu như:
  • Chính xác về hình dáng, kích thước của vật thể.
  • Chính xác về vị trí và kích thước của connector.
Quay trở lại về family của cái quạt hướng trục trong 2 bài hướng dẫn trước:
  • Ngoài thân quạt và mặt bích thì đế quạt cũng cần thiết được model vì nó ảnh hưởng tới các thiết bị khác trong quá trình lắp đặt.
  • Những chi thiết bên trong quạt như: cánh quạt, motor...thì hoàn toàn không cần thiết phải model ra. Dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể model những chi tiết này như việc đó rất tốn thời gian và đặc biệt khi bạn muốn gán parameter để có thể tự động thay đổi kích thước thì những chi tiết này làm cho family trở nên rắc rối hơn rất nhiều (và nhìn vào catalog bạn cũng thấy chúng ta hoàn toàn không có thông tin gì về kích thước của chúng).
Do đó: nên giữ cho family càng đơn giản càng tốt. Family càng đơn giản thì model càng nhẹ và càng dễ dàng kiểm soát các parameter được đưa vào.
Nhưng nếu như chỉ vẽ một cái quạt bao gồm 3 hình trụ như trong 2 bài hướng dẫn vừa qua thì làm sao người đọc bản vẽ nhận ra được đó là cái quạt? 
Để giải quyết vấn đề này, người ta sẽ chèn thêm những ký hiệu 2D vào family (được gọi là symbol & legend) để thể hiện khối trụ đó là cái quạt chứ không phải là một đoạn đường ống hay là một cái gì đó. Có khá nhiều phương pháp để đưa các ký hiệu 2D này vào family:
  • Sử dụng lồng family 2D vào trong family 3D.
  • Tạo Symbolic line cho family.
  • Chèn file cad 2D vào family…
Trong bài hướng dẫn này, mình sẽ hướng dẫn mọi người sử dụng file autocad 2D để đơn giản hóa quá trình tạo hình family cũng như dùng nó để tạo ký hiệu legend cho family quạt.


VIDEO HƯỚNG DẪN:

Các bạn có thể download file cad, family mẫu trong video hướng dẫn tại đây:

DOWNLOAD

FAMILY NÂNG CAO:

Gán những loại Parameter khác cho Family:

Ngoài những thông tin hình học, family cũng cần phải chứa đựng những thông tin “vô hình” như: công suất , khối lượng, giá cả, nhãn hiệu thiết bị... những thông tin này tùy theo nhu cầu cần thiết của dự án mà có thể cần được tạo hoặc không cần thiết.
Thao tác để tạo mới Parameter trên revit thì cực kỳ đơn giản như trong hình bên dưới, nhưng để tạo đúng được Parameter thì bạn cần hiểu rõ thông số mình tạo ra là gì và tương ứng với nó thì cần phải chọn và tạo Parameter ra sao cho chính xác.
Ngoài những loại Parameter trên, đôi khi family còn có thêm một số loại Parameter đặc biệt mà chỉ có đúng loại family đó mới có. 
Ví dụ: family đèn sẽ có thêm về nguồn sáng, hình dạng của nguồn sáng…

Sử dụng hàm số quan hệ cho parameter:

Nhìn vào bảng quản lý Parameter của family bạn có thể thấy có một cột tên là Fomular, đây là nơi bạn có thể tạo ra các hàm số đơn giản để mô tả mối quan hệ giữa các giá trị parameter với nhau.

Ví dụ:
Quay trở lại bài hướng dẫn tạo family - phần 1: hình trụ rỗng của thân quạt có đường kính 558, nhỏ hơn 2mm so với thân quạt.
Và nếu như trong bài hướng dẫn tạo family phần 2 mình có đưa hình trụ rỗng này vào, tạo parameter cho nó và cố định đường kính của nó luôn luôn nhỏ hơn đường kính quạt là 2mm.
Các bước thực hiện sẽ như sau:
Dùng lệnh Void Extrusion vẽ hình tròn đồng tâm với thân quạt, có đường kính 558mm. Đo đường kính bằng lệnh Diameter Dimension và gán cho nó parameter là “D rỗng”. 
Vào mặt đứng, đo kích thước chiều cao của khối rỗng và gán cho nó Parameter là D (trùng với Parameter của thân quạt).
Chọn vào Type Family như bước tạo Parameter bất kỳ phía trên và nhập vào khung Fomular như trong hình.
Các phép tính có thể sử dụng được cho các Parameter phần lớn tương tự như hàm excel nhưng sẽ đơn giản hơn nhiều, mình sẽ có một bài viết riêng nói về chủ đề này.

Sử dụng Reference Plane:

Thay vì trực tiếp đo đạc trên các hình khối cơ bản, người ta thường tạo ra các Reference Plane để gắn các hình khối trên đó. Việc thực hiện đo đạc thường chỉ được đo giữa các mặt phẳng này với nhau.

Sử dụng family lookup table:

Thay vì phải duplicate và lần lượt nhập các kích thước tương ứng với mỗi model trong hướng dẫn về quạt ở bài hướng dẫn trước, bạn có thể sử dụng lookup table để nhập hàng loạt các thông số này cùng một lúc.
Lookup table là một bảng excel chứa các giá trị cần nhập cho mỗi parameter tương ứng. Việc tạo ra Lookup table cần theo những quy tắc riêng và hơi phức tạp. Tuy nhiên nó sẽ giúp cho người tạo family giảm bớt đáng kể thời gian khi tạo hàng loạt các thiết bị trong cùng một catalog. Mình sẽ có một bài viết riêng về lookup table sau.

3 comments:

  1. Em không tìm được đường link dowload file cad của quạt.Ad có thể cho em xin link tải file cad được không ạ?

    ReplyDelete
  2. cho em xin quyen truy cap qua gmail voi ..

    ReplyDelete

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé