Hướng dẫn vẽ dự án HVAC trên Revit

Khi nhận được một dự án, trước khi mở Revit lên vẽ, chúng ta cần chắn chắn mình hiểu những gì mình sắp làm. Bước đầu tiền cũng là bước quan trọng nhất chính là đọc hiểu bản vẽ thiết kế.

Đa số các bạn trẻ khi nhận dự án sẽ xem qua mặt bằng rồi vào vẽ ngay, việc này dẫn đến hậu quả là khả năng làm sai lên tới 99.99%.

HƯỚNG DẪN VẼ DỰ ÁN HVAC TRÊN REVIT:


CÁCH ĐỌC HIỂU BẢN VẼ THIẾT KẾ:

Một bộ bản vẽ thông thường sẽ bao gồm:
  1. Danh sách bản vẽ
  2. Ghi chú - ký hiệu.
  3. Sơ đồ nguyên lý
  4. Danh sách thiết bị.
  5. Mặt bằng, mặt cắt.
  6. Chi tiết lắp đặt.
Với một số công ty thì có thể loại bản vẽ (1) & (3) chỉ là file excel chứ không được trình bày lên bản vẽ.

DANH SÁCH BẢN VẼ:

Gần như tất cả các công ty đều đặt tên bản vẽ bằng ký hiệu (naming convention) và có đôi khi ngay cả nhân viên trong công ty cũng không hiểu các ký hiệu này.
Danh sách bản vẽ cũng giống như một tấm bản đồ, nó giúp người đọc dễ dàng tìm được bản vẽ nào là bản vẽ mình muốn đọc.

GHI CHÚ - KÝ HIỆU

Loại bản vẽ này cực kỳ quan trọng, có nhiều chi tiết trên mặt bằng không có nhưng lại được thể hiện bằng một vài câu chữ trên bản vẽ này. Do đó, không đọc sẽ làm sai.
Ví dụ:
Trong ví dụ phía trên chúng ta có thể thấy yêu cầu hệ thống gió thải và gió tươi ở một số khu vực cần được bọc cách nhiệt. Trên mặt bằng lẫn sơ đồ nguyên lý đều không nhắc lại ý này. Và như vậy khi vẽ model gần như 100% sẽ thiếu mất cách nhiệt cho toàn bộ những đường ống này.

Không chỉ người mới mà ngay cả người đã có hơn chục năm kinh nghiệm cũng cần đọc bản vẽ này mới hiểu hết về bộ bản vẽ. Các công ty khác nhau sẽ có những ghi chú, ký hiệu riêng mà người chưa gặp sẽ không hiểu được. Nếu lấy symbol legend của dự án này lắp cho dự án khác có đôi khi hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ:
Trong hình trên, một bên sử dụng những ký hiệu để nó về system & size của ống gió và đồng thời là chủng loại insulation, còn bên khi chỉ ký hiệu kích thước trên đường ống và dùng các nét hatch để quy định chủng loại insulation.
Trong một số trường hợp, mọi việc có thể tệ hơn là khi 2 bên dùng các hình vẽ hoàn toàn giống nhau nhưng ý nghĩa hình vẽ lại khác nhau.

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

Sơ đồ nguyên lý cung cấp cho người đọc hiểu rõ một cách tổng quan lại vừa chi tiết về hệ thống. Để hiểu sơ đồ nguyên lý thì cần hiểu nhiều về chuyên ngành (viết ra sẽ dài, nên dịp khác mình sẽ nói tới).

DANH SÁCH THIẾT BỊ

Loại bản vẽ này cơ bản là thống kê khối lượng của các thiết bị chính trong dự án (bơm, quạt, máy lạnh...) nên hầu như là nếu chỉ dùng để vẽ revit thì không đụng tới loại bản vẽ này.
Tuy nhiên thì với một số công ty (đặc biệt là các công ty Úc) thì có thể cần sử dụng thêm loại bản vẽ này để làm việc.
Trường hợp mình thường gặp là khi dự án đó có thống kê miệng gió, và tag/note của miệng gió trên mặt bằng rất ngắn gọn.

MẶT BẰNG - MẶT CẮT

Loại bản vẽ này là các bản vẽ thể hiện hệ thống HVAC của chúng ta sẽ ra sao trên mặt bằng kiến trúc.
Để thực sự hiểu hết bản vẽ này cần kết hợp với các loại bản vẽ khác và cần thêm nhiều kiến thức "bên ngoài" bản vẽ cụ thể đó.

CHI TIẾT LẮP ĐẶT

Loại bản vẽ này cung cấp cho người đọc biết cách lắp đặt một số thiết bị trong dự án. Phần đa trường hợp thì các bản vẽ này sẽ na ná nhau cho dù khác dự án, khác công ty thiết kế.
Tuy nhiên cũng sẽ có trường hợp đặt biệt, và nếu không nhìn vào đây thì sẽ không hiểu dụng ý của kỹ sư thiết kế và kết quả là vẽ Revit sai.

1 comment:

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé