Trình bày bản vẽ kỹ thuật với Revit

DOCUMENTATION

Dù bạn làm BIM hoặc sử dụng phương pháp truyền thống thì sản phẩm cần thiết phải đưa ra là các bản vẽ thi công và có thể hỗ trợ các công việc của bộ phận QS. BIM model có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng ra công trường thi công thì thứ bạn cầm trên tay là bản vẽ.
Và trước khi bản vẽ mang ra thi công thì cần phải được kiểm tra cấn vướng kỹ càng. Trước khi có các công cụ như revit thì người ta phải làm bản vẽ shopdrawing bằng AutoCAD. Giờ đây, bạn có thể dùng các công cụ để hỗ trợ cho việc kiểm tra và sửa các lỗi va chạm. Sau khi đã sửa các lỗi va chạm, bạn cần phải trình bày model thành các bản vẽ 2D.
Bản vẽ mặt cắt phía trên rất đẹp nhưng không hề có thông tin gì cả: kích thước ống bao nhiêu? Độ cao ống như thế nào?... Thiếu những thông tin kỹ thuật, bản vẽ chỉ là hình vẽ để ngắm. Do đó, trên các bản vẽ cần phải thể hiện đầy đủ thông tin để người đọc có thể hiểu và biến bản vẽ thành thực tế.

TRÌNH BÀY BẢN VẼ TRÊN REVIT

Hệ thống MEP sẽ được phát hành thành các bộ bản vẽ khác nhau để phục vụ cho việc thi công dễ dàng. Về cơ bản, ta có các bộ bản vẽ sau:
  • Mechanical: bao gồm ít nhất 2 bộ bản vẽ ống gió và ống nước.
  • Electrical: bao gồm ít nhất 3 bộ bản vẽ: hệ thống phân phối, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điện nhẹ.
  • Plumbing: bao gồm ít nhất 2 bộ bản vẽ riêng biệt cho hệ thống cấp nước và thoát nước.
  • Fire Fighting: thường chỉ gồm 1 bộ bản vẽ.
Mỗi một bộ bản vẽ sẽ bao gồm rất nhiều chủng loại bản vẽ trong đó, một số loại cơ bản:
  • Bản vẽ legend & symbol: chú thích các ký hiệu và chữ viết tắt trong bản vẽ.
  • Schematic: mô tả hoạt động của hệ thống.
  • Schedule: danh sách thiết bị chính.
  • Plan layout: là bản vẽ mặt bằng.
  • Section/elevation: ở các vị trí khó hình dung trên mặt bằng, người ta sẽ tạo ra các mặt cắt, mặt đứng để mô tả rõ hơn.
  • 3D/isometric: một sô trường hợp quá phức tạp, người ta sẽ thể hiện bản vẽ dưới dạng 3D để người xem dễ nắm bắt ý đồ thiết kế.
  • Detail: để mô tả chi tiết cách thi công, lắp đặt các thiết bị.
Tất cả các bản vẽ đều được thể hiện trong khung tên. Một khung tên sẽ chứa đựng những thông tin cơ bản như:
  • Tên công trình, chủ đầu tư và các bên tham gia thiết kế, thi công.
  • Tên những người tham gia chính trong dự án
  • Tên của bản vẽ, tỉ lệ bản vẽ, ngày tháng và mục đích phát hành bản vẽ.
  • Trong một khung tên bản vẽ có thể chứa đựng nhiều bản vẽ của nhiều tầng khác nhau hoặc ngược lại, bản vẽ của một tầng sẽ được tách ra thành nhiều bản.
Nếu như bạn sử dụng AutoCAD bạn có thể trình bày bản vẽ, khung tên trên layout hoặc cũng có thể trình bày trực tiếp trên model. Tuy nhiên, đối với Revit bạn bản sử dụng đúng thứ tự trên project browser:
  • Mục Views: chứa tất cả các khung viewport làm việc của bạn, bao gồm mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và 3D.
  • Mục sheet là nơi để bạn đưa các khung viewport của mình vào khung tên và in ấn.
  • Các mục còn lại chứa tất cả các đối tượng trong file revit của bạn: tất cả các family, group, assembly và các file được link từ bên ngoài tới.

TAG, NOTE VÀ DIMENSION

Các thao tác tag, note và dim không phức tạp, tuy nhiên cũng không hề dễ. Người làm document cần phải biết nên cần tag, note những thông tin gì mới đầy đủ để người xem có thể hiểu và sử dụng bản vẽ. 
Ví dụ:
Bản vẽ phía trên không hề có những thông tin khác ngoài những hình ảnh, do đó người xem không hề nắm bắt được chi tiết những thông tin của bản vẽ.
Bản vẽ trên đây là bản vẽ thiết kế sau khi đã làm document đầy đủ, nhìn vào nó người xem có thể biết được đường ống này có kích thước bao nhiêu, thiết bị này tên gì, miệng gió ngày loại gì và lưu lượng gió bao nhiêu…Những thông tin trên là cơ bản đã giúp người xem hiểu được thêm rất nhiều về bản vẽ,dựa vào đó người ta có thể kiểm tra thiết kế đúng hay sai…
Nhưng dù vậy thì bản vẽ phía trên vẫn không thể đưa ra để thi công. Một bản vẽ để mang ra thi công cần có thêm ít nhất những thông tin về vị trí chính xác của thiết bị, đường ống cũng như cao độ của nó.
Bên cạnh đó, số lượng các thông tin này đôi khi rất nhiều nên người Drafter cần phải biết cách sắp đặt chúng hợp lý không gây thêm rối loạn và khó khăn khi đọc.
Và như vậy, về cơ bản bạn có thể hiểu việc làm document chính là thêm những thông tin vào bản vẽ nhưng ứng với từng loại bản vẽ, công việc làm document sẽ khác nhau tùy theo chức năng của bản vẽ được sử dụng vào mục đích gì.
Những thông tin cần thiết cần đặt vào bản vẽ:
  • Đối với các bản vẽ thiết kế: những thông tin cần thiết phải có là tên của thiết bị, tên và kích thước của các loại đường ống, lưu lượng miệng gió, điểm kết nối của thiết bị…
  • Đối với bản vẽ thi công cần có thêm vị trí đặt thiết bị, vị trí này sẽ bao gồm vị trí trên mặt bằng ( thường lấy lưới trục hoặc tường để định vị) và cao độ của thiết bị (thường so với mặt sàn). Ngoài ra có thể có thêm các thông tin về độ dốc đường ống…
Một số ký hiệu viết tắt và ý nghĩa: 
Một số ký hiệu viết tắt dành cho hệ thống ống gió:
  • SAD: Supply air duct/ diffuser: Ống gió cấp/ Miệng gió cấp 
  • RAD: Return air duct Ống gió hồi 
  • EAD: Exhaust air duct Ống gió thải 
  • RAG: Return air grille Miệng gió hồi 
  • EAG: Exhaust air grille Miệng gió thải 
  • BOD: Bottom of duct Cao độ đáy ống 
Một số ký hiệu viết tắt dành cho hệ thống ống nước:
  • DN: Nominal diameter Đường kính danh nghĩa của ống 
  • CHWS/R: Chilled water supply/return: Ống nước lạnh cấp/ hồi. 
  • CWS/R: Cooled water supply/return: Ống nước giải nhiệt cấp/ hồi 
  • CWP: Cold water pipe Ống nước lạnh sinh hoạt 
  • HWP: Hot water pipe Ống nước nóng sinh hoạt 
  • WP: Waste pipe Ống nước thải 
  • SP: Sanitary pipe Ống phân 
  • VP: Vent pipe Ống thông hơi 
  • BOP: Bottom of pipe Cao độ đáy ống 
  • COP: Center of pipe Cao độ tâm ống 
  • i: Slope Độ dốc ống 
Bản vẽ hệ thống Electrical đặc thù hơn các hệ còn lại do các thiết bị như ổ cắm, công tắc… đều rất nhỏ nên phần lớn tất cả các thiết bị điện đều được thể hiện bằng các ký hiệu thay vì hình ảnh giống như trong thực tế (ngoại trừ một số thiết bị có kích thước lớn như máy biến thế, thang máng cáp…).
Tùy theo bản vẽ cụ thể có thể có thêm những thông tin cần thiết khác nhưng những thông tin cơ bản được liệt kê trên đây là tổng quát cho các loại bản vẽ.

SLIDE HƯỚNG DẪN

1 comment:

  1. Hi anh, cho mình hỏi là trong mục Legend & Symbol thì có 2 loại Family: System Family & componen Family thì khi add vào mặt bằng để thiết kế có giống như bên cad ko ạ?

    ReplyDelete

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé