LOD của hệ thống MEP

Family là một trong những đối tượng quan trọng nhất của Revit, 99% những thứ được thể hiện ra đều được gọi là family.
Với BIM Level 1, family đơn giản là một khối hình 3D để biểu diễn vật thể nhưng tới BIM Level 2 người ta bắt đầu quản lý các thư viện này. Family càng có mô hình chính xác, chứa các thông tin càng nhiều sẽ càng được đánh giá cao.Nhưng việc tạo ra những family như vậy có thực sự cần thiết và phù hợp với dự án?

KHÁI NIỆM LOD

LOD là viết tắt của cụm từ Level of Development hoặc Level of Detail dùng để miêu tả mức độ chi tiết của vật thể. 
Theo chuẩn BIM của Úc và Mỹ thì LOD là Level Of Development. LOD được phân thành 5 cấp độ:

  • LOD 100: vật thể được thể hiện dưới dạng các ký hiệu hoặc các hình khối thô sơ (chủ yếu thể hiện sơ bộ diện tích và thể tích chiếm chỗ của vật thể).
  • LOD 200: vật thể được thể hiện dưới dạng các ký hiệu hoặc các hình khối tương đối chính xác (thể hiện diện tích, thể tích chiếm chỗ và hình dáng tương đối chính xác của vật thể). Những thông tin, thông số kỹ thuật cũng có thể được gán vào cho vật thể.
  • LOD 300: vật thể được thể hiện tương đối chính xác hình dáng, kích thước và vị trí trong hệ thống. Những thông tin, thông số kỹ thuật cũng có thể được gán vào cho vật thể.
  • LOD 350: vật thể được thể hiện chính xác và chi tiết hơn level trước đó và bắt đầu có những chi tiết phụ trợ (giá đỡ...). Những thông tin, thông số kỹ thuật cũng có thể được gán vào cho vật thể.
  • LOD 400: được thể hiện giống với trong thực tế từ hình dạng kích thước tới các chi tiết lắp đặt, giá đỡ...Những thông tin, thông số kỹ thuật cũng có thể được gán vào cho vật thể.
Theo chuẩn BIM của Anh (BIM UK2) thì cách gọi tên các cấp độ của LOD (Level of Detail) cũng thay đổi và kèm theo đó là khái niệm về LOI (Level of Information).
Các cấp độ của LOD theo chuẩn BIM UK:
  • Level 2: chỉ thể hiện ra diện tích chiếm chỗ của các thiết bị và hệ thống một cách sơ bộ.
  • Level 3: còn được gọi là sơ đồ single line. Các thiết bị được đặt vào đúng vị trí và cao độ với kích thước tương đối chính xác,còn hệ thống đường ống chỉ được thể hiện bằng các nét đơn vạch tuyến sơ bộ.
  • Level 4: thể hiện chi tiết đầy đủ và tương đối chính xác kích thước, cao độ... của các thiết bị và hệ thống. Thể hiện đầy đủ các kết nối của các thiết bị. Có đầy đủ các bản chi thiết lắp đặt.
  • Level 5: thể hiện chi tiết đầy đủ và chính xác vị trí, cao độ, kích thước...kết nối của các thiết bị và hệ thống. Có đầy đủ các bản chi thiết lắp đặt. Thể hiện đầy đủ tất cả các thông tin hình học để hỗ trợ việc lắp đặt thiết bị.
Các cấp độ của LOI theo chuẩn BIM UK:

  • Level 2: chỉ mô tả sơ bộ về thiết bị/ hệ thống.
  • Level 3: thể hiện đầy đủ những thông tin, những yêu cầu đặc biệt liên quan tới việc thiết kế, lắp đặt và vận hành của thiết bị và hệ thống.
  • Level 4: thể hiện thêm những thông tin, những yêu cầu đặc biệt của thiết bị được nhà sản xuất cung cấp.
  • Level 5: thể hiện thêm những thông tin hỗ trợ việc mua sắm thiết bị...
  • Level 6: thể hiện thông tin chi tiết của thiết bị đã được mua, bao gồm các thông tin về hướng dẫn vận hành, bảo trì, bảo dưỡng...

ÁP DỤNG LOD VÀO DỰ ÁN THỰC TẾ:

Không phải cứ tạo ra BIM Model càng chi tiết thì càng tốt, đặc biệt trong quá trình thiết kế thường xuyên có những sự thay đổi thì việc tạo ra model quá chi tiết rồi phải làm lại gây ra lãng phí và tốn kém thời gian.
Do đó, tùy vào dự án đó như thế nào và đang ở giai đoạn nào mà nên tạo ra model tới mức độ LOD bao nhiêu sẽ là phù hợp. Tùy theo hoạt động của mỗi công ty mà BIM Coordinator cần đưa ra những Guilde Line để drafter và modeler làm theo cho phù hợp.
Revit là một phần mềm rất mạnh mẽ trong công việc coordination, hỗ trợ mạnh mẽ trong công việc xử lý va chạm để tạo ra bản vẽ thi công nhưng để tạo nên bản vẽ thiết kế thì cần tốn nhiều thời gian hơn để tạo ra mô hình 3D thay vì sử dụng các công cụ 2D.
Ví dụ:
Một hệ thống cấp thoát nước trong bản vẽ thiết kế chỉ là vài nét đơn thể hiện đường ống, muốn đường ống có độ dốc chỉ cần một dòng chữ để ghi chú về độ dốc.
Nhưng để vẽ hệ thống thoát nước tương tự trên revit thì không phải là một công việc dễ dàng như vậy và nó tốn thời gian gấp đôi thậm chí là gấp 3 so với thời gian tạo ra bản vẽ 2D.
Dĩ nhiên, cũng bản vẽ trên nhưng nếu làm shopdrawing bằng AutoCAD thì thời gian tạo ra bản vẽ và coordinate lại tốn hơn so với việc vẽ và coordinate trên Revit nhiều lần.

KẾT LUẬN:

Mặc dù có khái niệm chung như trên nhưng LOD dành cho hệ thống MEP hoàn toàn khác so với kiến trúc và kết cấu, LOD không chỉ là mức độ chi tiết, hoàn thiện của một family riêng lẻ mà phải LOD là dành cho toàn bộ một hệ thống.
BIM cho kiến trúc và kết cấu sẽ khác BIM cho MEP.Và BIM cho việc thiết kế MEP cũng khác so với BIM thi công MEP. Thậm chí do phong cách làm việc khác nhau mà BIM giữa các công ty thiết kế khác nhau hoặc giữa các công ty thi công với nhau cũng có những nét đặc thù riêng. 
BIM là một cách làm, nó chỉ là một bản update cho cách làm truyền thống. Khi mà cách làm truyền thống giữa các công ty khác nhau còn đang khác nhau thì việc vẫn tồn tại những khác nhau sau khi áp dụng BIM là chuyện đương nhiên. Không thể áp dụng hoàn toàn một phong cách làm BIM của công ty này đưa vào áp đặt cho công ty khác mà cần có những điều chỉnh để phù hợp.

No comments

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé