Revit Family

REVIT FAMILY LÀ GÌ?

Để dễ hiểu hơn về Revit Family, ta đi so sánh family với các công cụ vẽ trong auto CAD.
Công cụ vẽ trong Auto CAD và Revit:
Trong autocad, các đường thẳng là công cụ cơ bản để vẽ (một đường cong sẽ bằng rất nhiều đoạn thẳng nhỏ kết nối với nhau).
Revit sử dụng fimily làm công cụ vẽ cơ bản. Từ một lưới trục tới một bức tường hay một cái công tắc…tất cả đều được gọi chung là family.

Định nghĩa một thiết bị:
Trong các bản vẽ Auto CAD, để định nghĩa một biết bị bạn cần vẽ ra hình dạng của vật thể đó giống với trong thực tế (2D hoặc 3D) hoặc sử dụng một symbol để định nghĩa, ngoài ra bạn cần viết chữ bên cạnh để chú thích cho đối tượng đó.
Trong Revit, một thiết bị là 1 family bao gồm hình dạng 3D và các thông tin khác kèm theo. Khi trình bày trên bản vẽ, bạn chỉ cần đưa thông tin đó ra là được.


Ví dụ:
Nếu được thực hiện trên AutoCAD thì ngoài việc phải vẽ ra cần tự đánh các chữ để giải thích cho người xem thiết bị đó là gì. Nhưng nếu hình vẽ bên dưới được thực hiện trong Revit, người xem chỉ cần click và vật thể để xem các thông tin cần thiết, bảng bên phái là thông tin của 1 miệng gió trong đó.

Phương thức quản lý:
Auto CAD sử dụng layer để quản lý đối tượng.
  • Tưởng tượng mỗi layer là một tấm giấy vẽ trong suốt, và với bản vẽ có nhiều layer bạn có thể hình dung là bản vẽ đó là do nhiều lớp giấy vẽ trong suốt xếp chồng lên nhau. Tất cả các hình ảnh dùng chung một layer sẽ được vẽ riêng biệt trên một lớp giấy. Do đó, bạn sẽ dễ dàng tắt mở các đối tượng trên bản vẽ của mình. 
  • Số lượng layer mà bạn có thể được phép tạo ra là gần như vô hạn.
    Revit sử dụng category để quản lý family.
    • Tất cả những đối tượng có chung tính chất sẽ được gán vào một category. Bạn có thể tùy chỉnh category để các family trong category đó được phép hiển thị hay bị ẩn đi, và nếu được hiển thị thì nó hiển thị như thế nào…
    • Số lượng category là cố định, bạn không được phép tạo mới. Tuy nhiên, số lượng family trong mỗi category là gần như vô hạn. Ví dụ: cột thép, cột bê tông, cột gỗ...cột có hình dạng vuông, tròn…có kích thước lớn hay nhỏ…tất cả đều được xếp chung vào một category tên là Collumn. Các thiết bị bơm, quạt, bồn bể, boiler, chiller, FCU đều là máy móc cơ khí nên được xếp chung vào một nhóm Mechanical equipment. 
      Ngoài category, revit còn sử dụng phase (thời gian), Filter (bộ lọc) và Workset (theo công việc) để quản lý family.

      Định nghĩa Family:
      Một family được hiểu như một "họ" vật thể chứ không phải một vật thể cố định. Các vật thể trong cùng một family đều là một dạng đồ vật và chủ yếu chỉ khác nhau về kích thước hoặc một giá trị nào đó.

      Một Family gồm 2 yếu tố:
      Hình dạng: được cấu thành từ những hình khối cơ bản.
      Thông số: các thông số thông tin của family được gọi là parameter.Parameters: Mỗi thông tin bạn đưa vào revit là một parameter. Các thông tin đưa vào sẽ có một số định dạng cơ bản bao gồm:
      • Chữ: dùng để nhập vào các thông tin hiển thị dưới dạng chữ như: tên gọi thiết bị, mô tả đặc tính kỹ thuật…
      • Số: định dạng con số bao gồm khá nhiều kiểu khác nhau vì con số đó có thể có hoặc không có thứ nguyên. Một số định dạng về số mà revit parameter quy định: number, length, volume, slope, currency…
      • Hình ảnh: có thể dùng để gán vật liệu, render…
      • Yes/no: là những tùy chọn có hoặc không.
        Ví dụ:
        Family chiller gồm 4 families con khác nhau có công suất lạnh khác nhau và tương ứng với mỗi công suất đó thì kích thước của các family con này cũng khác nhau, nhưng xét về cấu tạo chung thì vẫn không có nhiều khác biệt.
        Dưới đây là family chiller "con" trong một "họ family và được sắp xếp theo thứ tự có công suất cao nhất tới thấp nhất khi đi từ trái qua phải. Và tương ứng có thể thấy kích thước của các mô hình 3D giảm dần từ trái qua phải:


        <<Bài viết liên quan: Revit Parameter>>

        FAMILY VÀ BIM

        Family của thiết bị có thể giống hoàn toàn với thiết bị trong thực tế đồng thời mang theo đầy đủ thông tin của thiết bị (công suất, cân nặng, vật liệu, giá cả, thời gian bảo hành, bảo trì...) hoặc cũng có thể được thể hiện rất sơ sài.
        Có 2 thông số để định nghĩa về Family:
        • LOD (Level of Detail): mức độ chi tiết về mặt hình ảnh của family được thể hiện.
        • LOI (Level of Information): mức độ thông tin mà family mang theo.
          Tùy theo mình đang sử dụng BIM ở level mấy, ở giai đoạn thiết kế nào để sử dụng Family phù hợp chứ không nhất thiết family càng chi tiết, càng giống thật là càng tốt.
          Do family càng chi tiết càng tốn thời gian để dựng hình hay để đưa thông tin vào nên sẽ đội giá thiết kế lên rất nhiều.

          Về giai đoạn thiết kế: có những giai đoạn thiết kế đang còn ở dạng ý tưởng và sơ khai còn thay đổi rất nhiều, nếu sử dụng family có LOD cao cho các giai đoạn này dẫn tới lãng phí thời gian làm lại mà không mang tới kết quả gì.

          Trước khi triển khai một dự án BIM sẽ có một bản BIM Execution Plan được soạn ra và quy định tất cả các công việc, cách thức làm việc, sản phẩm đầu ra, LOD của model... modeler cần chú ý làm theo bản BIM Execution Plan này.

          No comments

          Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé