Thành phố bảo tàng "Rain of Light"

Chiếc louvre khổng lồ là một kết cấu thép có chu vi lên tới khoảng 565m. Và nhờ vào những kết cấu đặc biệt của nó, bên dưới chiếc louver tạo thành một không gian tràn đầy nghệ thuật bởi những cơn mưa ánh sáng.
Bảng tàng nghệ thuật Louvre Abu Dhabi là một một kết cấu mái vòm đặc biệt lớn và bên dưới là 55 tòa nhà được sắp đặt lộn xộn và tạo thành một thành phố các bảo tàng nghệ thuật.
Chiếc louvre là một kết cấu cực kỳ phức tạp bao gồm khoảng 400.000 cấu kiện riêng biệt. Khối cầu thép này nặng tới 12.000 tấn - nặng gần bằng tháp Eiffel - và chỉ được nâng đỡ lên khỏi mặt đất nhờ 4 giá đỡ.
Để xây dựng khối cầu này, 85 cấu kiện thép ngoại cỡ - mỗi cấu kiện nặng từ 50 tới 70 tấn được đưa vào để nâng đỡ công trình. 120 tòa tháp tạm được dựng lên để nâng đỡ công trình trong quá trình xây dựng, và tới khi công trình được hoàn thiện, nó được hạ xuống và đặt lên 4 giá đỡ chính.
Để tạo nên hiệu ứng "rain of light", khối mái vòm này được bao phủ bởi 8 lớp chia đều cho hai bề mặt trên và dưới. Những khối che phủ có dạng hình sao, được làm từ nhôm và thép không rỉ. Và ánh sang lọt qua các khe này để đi vào không gian bên dưới tạo thành một không gian tràn đầy tia sáng.
Người ta có thể nghĩ rằng những lớp vật liệu che phủ được sắp xếp và tạo thành những cơn mưa ánh sáng một cách ngầu nhiên không tính toán. Nhưng thực chất thì các kỹ sư đã phải thực hiện mô phỏng năng lượng (mô phỏng ánh sáng tự nhiên, thông gió...) cho không gian bên dưới mái vòm (bao gồm cả 55 tòa nhà) tại các thời điểm trong năm để quyết định độ dày và kích thước của những ke hở là bao nhiêu...
Tất cả các tòa nhà và không gian trống bên dưới mái vòm đều là những không gian trưng bày nghệ thuật.
Chưa cần nói tới việc tính toán và cho ra bản vẽ thiết kế. Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để vẽ shopdrawing công trình này với AutoCAD? Mất bao nhiêu thời gian để bốc dự toán? Và liệu độ chính xác của bảng dự toán đó...đáng tinh cậy bao nhiêu?
Với những phần mềm BIM, bạn có thể dựng lên những kết cấu như thế này dễ dàng hơn. Từ đó xuất biểu đồ tải trọng ra các phần mềm khác để tính toán lại mà công cần mất công tự vẽ lên bằng các phần mềm tính toán đó. Bạn cũng có thể thực hiện mô phỏng năng lượng trực tiếp trên các model này và sau cùng là dùng nó để bốc dự toán, lên kế hạch thi công chi tiết cho dự án
Dĩ nhiên, chỉ với phần mềm không đủ. BIM là một cách làm chứ không phải là một phần mềm nên nếu chỉ dùng các phần mềm BIM mà thiếu đi phương pháp làm việc đúng đắn thì hiệu quả chưa chắc đã cao mà đôi khi chỉ cho ra hậu quả.
Cùng ngắm nhìn một chút công trình xinh đẹp này qua video bên dưới nhé:

Tham khảo nguồn: theB1M

No comments

Bạn có ý kiến gì đóng góp cho bài viết này không? Để lại comment nhé