Làm Sao Để Triển Khai BIM Thành Công - P1
Rất nhiều doanh nghiệp Việt cũng dấn chân vào thị trường BIM nhưng con số thành công thực sự vô cùng ít ỏi, một số doanh nghiệp tưởng chừng như đã tiển khai thành công BIM và đã áp dụng cho các dự án cỡ vừa và nhỏ thì lại lập tức nếm quả đắng khi cố áp dụng cho các dự án lớn (bản thân mình đã gặp 2 trường hợp với 2 công ty và 2 dự án ở tầm 40-50 tầng. Mình đã hỗ trợ 1 công ty còn công ty còn lại thì không đi tới hợp tác vì chi phí).
Do đâu các doanh nghiệp bị thất bại khi triển khai BIM?
Như mọi người đã biết, với một công trình thì công việc engineering chiếm ít thời lượng hơn nhiều so với drafting và coordination. Do đó, các công ty nước ngoài có xu hướng chuyển các công việc làm nhiều mà lời ít này về các thị trường có giá lao động rẻ như ở Việt Nam. Một số công ty hoạt động chuyên nghiệp về mảng này …
Ngoài những công ty này thì còn hình thức hoạt động 50-50, nghĩa là bên cạnh công việc thiết kế cho các công trình trong nước, các công ty này nhận thực hiện việc drafting – coordination cho các dự án từ công ty mẹ. Và hầu hết trong các công ty này thì thường tách rời bộ phận outsource với bộ phận thiết kế trong nước, bộ phận outsource có thể được gọi là phòng BIM. Từ đó gây ra sự hiểu lầm đối với người ngoài và kể cả các kỹ sư trong công ty đó cũng có xu hướng hiểu sai BIM chỉ đơn thuần là 3D Design.
BIM vs 3D DESIGN?
Khái niệm BIM là Building Information Modeling thì hầu như ai cũng đã biết, nhưng trong tư tưởng của rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp thì BIM vẫn đơn giản là sử dụng revit hoặc một phần mềm BIM nào đó để tạo ra các 3D model và thực hiện bản vẽ thay thế Auto CAD…Nhưng nếu chỉ hiểu theo khía cạnh này thì đó chỉ mới là 3D Design. Nếu làm BIM, bạn chắc chắn phải thực hiện 3D Design nhưng nếu chỉ làm 3D Design thì đó chưa phải là BIM.
Thực tế, BIM bao gồm cả Engineering, Drafting và Management. BIM là một phương thức làm việc dựa trên mô hình 3D, nếu áp dụng đúng thì BIM sẽ làm giảm bớt đáng kể khối lượng công việc cho các thành viên dự án và đồng thời tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn so với phương pháp truyền thống.
3D Design chủ yếu chỉ tập trung vào drafting và coordination, 3D có thể được áp dụng cho toàn bộ hoặc chỉ một phần của dự án. Việc áp dụng 3D Design làm tăng khối lượng công việc của nhóm drafter/modeller lên khá nhiều, tùy theo bạn áp dụng bao nhiêu. Sản phẩm của 3D Design đôi khi có chất lượng nhỉn hơn so với thông thường nhưng đôi khi chỉ bằng và nhiều khi thậm chí tệ hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Do một dự án bao giờ cũng đi kèm với tiến độ, sử dụng 3D Design cho toàn bộ dự án gây tiêu tốn thêm nhiều thời gian do đó chất lượng bị đi xuống, chưa kể tới trong quá trình thiết kế phải thay đổi phương án quá nhiều nên rất nhiều dự án phải bỏ hẳn 3D Model để quay về làm Auto CAD cho kịp tiến độ hoặc outsource bên ngoài.
ĐỂ TRIỂN KHAI BIM THÀNH CÔNG?
Rất nhiều công ty triển khai BIM thất bại và nhiều công ty trong số đó thậm chỉ triển khai tới lần 2, 3 mà vẫn hoàn toàn chưa có được 1 sản phẩm đầu tay từ những gì đã được triển khai và vẫn tiếp tục hoạt động với phương thức truyền thống. Vậy, làm sao để triển khai BIM thành công?
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới thành công của việc triển khai BIM:
Yếu tố con người:
Đây là yếu tố dễ nhận thấy nhất, các doanh nghiệp thường cho nhân viên của mình tới các trung tâm hoặc thuê chuyên gia về đào tạo “BIM”. Hầu hết các trường hợp chỉ tập trung vào kỹ năng sử dụng phần mềm.
Tuy nhiên, sử dụng được 1 phần mềm và áp dụng nó vào công việc là 2 chuyện khác nhau. Người biết sử dụng auto cad rất nhiều nhưng không phải ai cũng làm được draftman hay graphic designer…
Tuy nhiên, sử dụng được 1 phần mềm và áp dụng nó vào công việc là 2 chuyện khác nhau. Người biết sử dụng auto cad rất nhiều nhưng không phải ai cũng làm được draftman hay graphic designer…
Yếu tố phần mềm:
Khi nói về yếu tố này, không phải chỉ có phần mềm được cài trên máy tính là đầy đủ. Ví dụ: với phương pháp làm việc truyền thống trên Auto CAD, ít nhất công ty cũng cần các Auto CAD Blocks về sysmbol, legend, thiết bị… và một bộ layers cùng các đường nét in ấn. Nếu không có các yếu tố trên, dự án chỉ được thực hiện trên nền Auto CAD trống hoàn toàn thì sẽ đội thời gian làm việc của dự án lên rất nhiều.
Tương tự, khi làm việc trên các phần mềm BIM người ta cũng cần các yếu tố đó, điểm khác biệt là việc tạo và quản lý các yếu tố này trên các phần mềm BIM khó và tốn thời gian hơn rất nhiều so với Auto CAD, cần người có kinh nghiệm thực hiện, thiếu các yếu tố này thì không thể thực hiện dự án với các phần mềm BIM được.
Tương tự, khi làm việc trên các phần mềm BIM người ta cũng cần các yếu tố đó, điểm khác biệt là việc tạo và quản lý các yếu tố này trên các phần mềm BIM khó và tốn thời gian hơn rất nhiều so với Auto CAD, cần người có kinh nghiệm thực hiện, thiếu các yếu tố này thì không thể thực hiện dự án với các phần mềm BIM được.
Workflow:
Yếu tố được nhắc tới cuối cùng cũng là yếu tố quan trọng nhất đó là workflow. Không có 1 workflow phù hợp thì sẽ rất khó để dẫn dự án tới thành công. BIM không phải là chìa khóa vạn năng, nếu áp dụng đúng thì nó sẽ mang tới các lợi ích lớn cho công ty, nhưng BIM cũng tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro mang lại những thất bại nặng nề cho công ty nếu không nhận biết và quản lý được chúng.
Mỗi công ty cần 1 BIM Workflow phù hợp với cách thức hoạt động hiện tại của công ty, không phải BIM Workflow của công ty A thành công là có thể áp dụng cho công ty B. Mình hay lấy một ví dụ như thế này: cùng 1 kiểu đồ, người A mặc size M nhưng người B mặc size XL chứ không mặc chung 1 cái được. Do đó, khi triển khai BIM cần nghiên cứu và tạo ra workflow phù hợp tránh chuyện mặc áo chật hoặc quá thùng thình.
Mỗi công ty cần 1 BIM Workflow phù hợp với cách thức hoạt động hiện tại của công ty, không phải BIM Workflow của công ty A thành công là có thể áp dụng cho công ty B. Mình hay lấy một ví dụ như thế này: cùng 1 kiểu đồ, người A mặc size M nhưng người B mặc size XL chứ không mặc chung 1 cái được. Do đó, khi triển khai BIM cần nghiên cứu và tạo ra workflow phù hợp tránh chuyện mặc áo chật hoặc quá thùng thình.
LỜI KẾT:
Ngoài các yếu tố trên, doanh nghiệp trước khi triển khai BIM cần xác định mình cần dùng BIM để làm gì và làm tới mức nào? Không phải các công ty đều giống nhau nên không thể áp dụng nguyên BIM Resource của công ty này cho công ty khác dù tất cả đều hoạt động cùng lĩnh vực. 3D Design là bước khởi đầu của BIM, cân thận trong khi muốn áp dụng để tránh những rủi ro không đáng có.
>> Xem tiếp: Làm sao để triển khai BIM thành công - Phần 2
>> Xem tiếp: Làm sao để triển khai BIM thành công - Phần 2
Post a Comment